Quy trình xét nghiệm HBV – DNA được tiến hành theo 3 bước như sau:
Bước 1: Lấy máu xét nghiệm
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh với một lượng nhất định để xét nghiệm. Trong trường hợp cần phải chờ thời gian để tách riêng huyết thanh/ huyết thì máu cần pải được bảo quản trong tủ âm nhằm tác dụng hạn chế tối đa các phản ứng có thể xảy ra gây ức chế PRC, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là máu sau khi được lấy xong cần được mang đi xét nghiệm càng sớm càng sớm để có được kết quả chuẩn đoán chính xác nhất.
Bước 2: Tiến hành xét nghiệm
Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến xét nghiệm HBV – DNA là kỹ thuật Realtime – PCR hiện đại. Từ khâu tách chiết DNA cho đến khâu tiến hành phản ứng PCR đều được thực hiện hoàn toàn tự động, không cần phải có sự can thiệp của con người.
Phương pháp này thực hiện nhanh chóng với kết quả chính xác, độ chính xác cao. Phương pháp xét nghiệm này có tác dụng phân biệt được:
- Không xuất hiện HBV – DNA có trong máu của virus
- Phát hiện nồng độ của HBV – DNA nằm dưới mức 20 IU/ml (đây là ngưỡng phát hiện)
- Phát hiện nồng độ cụa thể HBV – DNA trong máu của người bệnh
Bước 3: Phân tích kết quả xét nghiệm
Trong xét nghiệm HBV – DNA, người ta lấy con số 3 * 10^2 copies/ ml máu làm ngưỡng phát hiện. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, tức là chỉ số HBV – DNA dưới ngưỡng phát hiện thì đây là một giá trị bình thường. Nhưng ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm vượt qua con số này thì tức là virus trong cơ thể người bệnh đang tiến hành sao chép rồi, chỉ là chưa biết được mức độ sao chép của virus diễn ra như thế nào.
Vì vậy, để có thể biết được mức độ sao chép của virus mạnh hay yếu, bác sĩ sẽ dựa vào các mốc sau:
Kết quả xét nghiệm HBV – DNA đạt mức từ 10^3 – 10^5 copies/ ml máu
Ở giai đoạn này, virus đã có sự sao chép, tuy nhiên, hoạt động của chúng vẫn chưa thực sự mạnh. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ không gặp phải nhiều nguy hiểm.
Kết quả xét nghiệm từ 10^5 – 10^7 copies/ ml máu
Đây là giai đoạn virus tiến hành sao chép tương đối mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải có phương pháp điều trị thích hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe cũng như tiền ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Kết quả xét nghiệm trên 10^7 copies/ ml máu
Giai đoạn này virus sẽ tiến hành sao chép cực mạnh. Việc điều trị bệnh trong giai đoạn này trở nên khó khăn, gian nan hơn rất nhiều. Khi hàm lượng virus trong cơ thể người bệnh càng cao thì nguy cơ gây tổn thương gan ngày càng gia tăng, kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm cho gan như xơ gan, ung thư gan,... Đặc biệt, tỉ lệ virus ngày càng lớn sẽ khiến cho khả năng lây bệnh cho người khác cũng cao hơn.
Bước 4: Từ kết quả phân tích đưa ra phương án điều trị thích hợp
Từ những kết quả nhận được và phân tích, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất với người bệnh. Điều quan trọng nhất trong suốt quá trình điều trị là người bệnh cần phải có kiên nhẫn, kiên trì, phối hợp điều trị với bác sĩ.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm HBV – DNA là mức cao, chức năng gan đã có sự ảnh hưởng nhất định, siêu âm gan sẽ nhận được kết quả tổn thương gan nhất định, kèm với đó người bệnh có thể mắc phải một số triệu chứng như đau hạ sườn, buồn nôn,... Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, tức là họ đang chuyển sang giai đoạn miễn dịch đào thải. Ở giai đoạn này, ngoài việc điều trị kháng virus, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tái tạo kết hợp với hỗ trợ chức năng gan. Việc điều trị cần phải được tiến hành sớm, không được chậm trễ, nếu không sẽ rất nhanh làm gia tăng nguy cơ tổn thương gan.