Trước khi xét nghiệm
Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần phải tuân thủ các lưu ý của xét nghiệm như không ăn, uống các thực phẩm không tốt, các chất kích thích. Người bệnh có thể nhịn đói trước 8 tiếng đồng hồ hoặc bổ sung các thực phẩm nhẹ, tốt cho sức khỏe.
Trong khi tiến hành xét nghiệm
Bác sĩ sẽ lấy máu để tiến hành xét nghiệm. Thông thường, máu sẽ được lấy ra ở khu vực nếp gấp của khuỷu tay. Trong quá trình rút máu, có thể bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhói, nhưng hiện tượng này sẽ biến mất ngay khi máu được lấy ra. Chỗ kim đưa vào lấy máu có thể xuất hiện một vết tím nhỏ, tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không gây ra nguy hiểm gì đối với bạn.
Sau đó, máu sẽ được cho vào ống nghiệm và đưa đi phân tích. Việc còn lại là bạn chỉ cần đợi kết quả là được.
Sau khi xét nghiệm
Sau thời gian xét nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả phân tích. Đối với người bình thường, chỉ số GGT được đánh giá như sau:
- GGT ở mức bình thường sẽ khoảng dưới 60 UI/ L
- Đối với nam giới, chỉ số GGT sẽ nằm trong khoảng từ 11 – 50 UI/ L
- Đối với nữ giới, chỉ số GGT sẽ nằm trong khoảng từ 7 – 32 UI/ L
Từ kết quả nhận được và chỉ số GGT ở người bình thường, bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và đưa ra kết ra chính xác nhất. Chỉ số GGT tăng cao được chia thành 3 mức cụ thể:
- Các chỉ số như GGT, AST, AlT tăng gấp trong khoảng từ 1 – 2 lần thì đây được coi là ngưỡng nhẹ
- Chỉ số GGT tăng gấp 5 lần so với bình thường thì được coi là ngưỡng trung bình
- Chỉ số GGT tăng nhiều hơn gấp 5 lần được coi là ngưỡng nặng
Với những bệnh nhân đang ở ngưỡng nặng cần phải đặc biệt chú ý điều trị để có thể kiểm soát được bệnh.