Định nghĩa xét nghiệm Acid Uric
Acid Uric là gì?
Acid Uric là một sản phẩm được hình thành khi cơ thể phá vỡ purin có trong một số loại thực phẩm như rau bắp cải, rau ngót, rau diếp cá, cà phê, thịt gà, đậu phộng, hạt óc chế, măng tây, rau cải bó xôi,…
Hầu hết Acid Uric sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện và đại tiện, chúng chỉ đọng lại một lượng rất nhỏ trong cơ thể. Hàm lượng Acid Uric nếu được duy trì ở mức độ cân bằng thì chúng hoàn toàn vô hại, không gây nguy hiểm gì cho con người. Tuy nhiên, nếu như nồng độ này tăng cao có thể cảnh báo nguy cơ đe dọa sức khỏe của người bệnh, xuất hiện một số bệnh lý liên quan. Trong đó, tiêu biểu nhất là bệnh gút.
Tuy nhiên, không phải nồng độ Acid Uric tăng cao là do sức khỏe của người bệnh có vấn đề, mà đó cũng có thể do người bệnh sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho nồng độ Acid Uric tăng cao. Do vậy, khi xét nghiệm Acid Uric, bác sĩ thường tiến hành kèm theo các xét nghiệm khác nữa để có kết quả chuẩn đoán chính xác nhất.
Nồng độ Acid Uric bình thường ở mức bao nhiêu?
Để đo được chỉ số của Acid Uric, người ta sử dụng đơn vị đo là mg/ dL. Trong đó, chỉ số Acid Uric ở người bình thường là như sau:
- Đối với nữ giới là 6 mg/ dL
- Đối với nam giới là 7 mg/ dL
Xét nghiệm Acid Uric là gì?
Xét nghiệm Acid Uric là một xét nghiệm nhằm xác định nồng độ của Acid Uric có trong máu. Thông qua chỉ số này, bác sĩ có thể chuẩn đoán được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải.
Thông thường, nồng độ Acid Uric tăng cao phần lớn sẽ liên quan đến những cơn đau gút xuất hiện tại các khớp, đặc biệt là ở vùng bàn chân và ngón chân cái của bệnh nhân. Ngoài ra, nồng độ Acid Uric tăng cao cũng bảo gồm nguy cơ tiền ẩn xuất hiện các bệnh khác như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bị suy tim,…