
Thuốc Zinnat – những điều bạn cần biết
- Số đăng ký: VN-10261-10
- Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
- Công ty sản xuất: Nhà sản xuất: Glaxo Operations UK., Ltd
Công dụng của thuốc Zinnat
Thuốc được chỉ định điều trị các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên :
· Viêm họng
· Viêm xoang
· Viêm mũi
Các chứng nhiễm khuẩn ở tai, viêm tai giữa, viêm amidan.
Các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới :
· Viêm phổi
· Viêm phế quản cấp và mãn tính
Nhiễm khuẩn niệu dục :
· Viêm bể thận
· Viêm niệu đạo
· Viêm bàng quang
Viêm da, mụn nhọt, viêm mô mềm...
Bệnh lậu, viêm cổ tử cung cấp tính không biến chứng.
Liều lượng sử dụng
Những thông tin dưới đây là liều dùng thông thường và mang tính chất tham khảo vì thế để yên tâm khi sử dụng thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Người lớn có liều dùng thông thường thuốc Zinnat như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh: bạn dùng 250mg-500mg/lần và 2 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng.
Trẻ em có liều dùng thông thường thuốc Zinnat như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh: bạn cho trẻ dùng 10-15mg/kg (tối đa 125-250mg) 2 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Zinnat?
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: dị ứng phát ban, ngứa, khó thở, kín thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi.
Tác dụng phụ này bạn có thể gặp phải hoặc không tùy vào cơ thể vì thế nếu cơ thể bạn có biểu hiện khác thường nào cần liên hệ ngay tới bác sĩ để điều trị.Dạng bào chế
Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc Zinnat
§ Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, phẫu thuật cần phải sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ
§ Dễ bị dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
§ Trong trường hợp đang uống các loại thuốc khác dù thuốc được kê đơn hay không kê đơn, thực phẩm chức năng hay thảo dược bạn đều phải có sự tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Bởi thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu cũng như hiệu quả của thuốc mà bạn đang uống.
§ Hỏi ý kiến bác sĩ khi cho trẻ em hay người cao tuổi sử dụng thuốc Zinnat .
Nhất là trong trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú, phẫu thuật. Bởi chưa có một quy định cụ thể nào về những trường hợp này. Nếu bạn đang sử dụng thuốc khác bạn cần đưa cho bác sĩ để được kiểm tra và có hướng dẫn sử dụng hợp lý.
Tương tác thuốc Zinnat
Bởi vì thuốc Zinnat có thể làm thay đổi hay khả năng hấp thụ, làm gia tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc khác. Các thuốc như:
· Plavix(clopidogrel);
· Singulair (montelukast);
· Spiriva(tiotropium);
· Symbicort(budesonid/formoterol);
· Vitamin B12 (cyanocobalamin);
· Vitamin C (axit ascorbic);
· Vitamin D3 (cholecalciferol);
· Xanax®(alprazolam);
· Zyrtec (cetirizine)
Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu về các loại thuốc tương tác với thuốc Zinnat để tránh gây nên tình trạng tương tác thuốc.
Hãy viết ra tất cả loại thuốc mà bạn sẽ và đang sử dụng thông do bạn mua ngoài hiệu thuốc, thuốc do bác sĩ kê, thuốc thực phẩm chức năng, thảo dược. Đưa cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cách sử dụng cụ thể, an toàn nhất.
Với cách làm này bạn sẽ bảo đảm được sức khỏe cho bạn, con bạn. Không được tùy ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.
Cần tránh những thực phẩm, đồ uống tương tác với thuốc, tránh gây ra những hậu quả không đáng có. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ những đồ ăn, thức uống không được ăn khi uống thuốc nhé.
Thuốc Zinnat có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc Zinnat có dạng viên nén và hàm lượng 250mg.
Cách bảo quản thuốc Zinnat
Bảo quản thuốc là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết mà bạn cần quan tâm và tìm hiểu. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Với thuốc Zinnat bạn nên bảo quản ở nhiệt độ thích hợp dưới 30 độ c, khô ráo, tránh ẩm và tránh ánh nắng. Hãy đọc kỹ cách bảo quản sản phẩm trên bản hướng dẫn sử dụng. Hãy để thuốc tránh xa trẻ em, thú cưng.