
Thuốc Stugeron – những điều bạn cần biết
- Số đăng ký: VN-10212-05
- Đóng gói: Hộp 25 vỉ x 10 viên
- Tiêu chuẩn: TCCS.
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Công ty sản xuất: Nhà sản xuất: Olic (Thailand)., Ltd
Thuốc Stugeron trị bệnh gì?
Thuốc Stugeron thuộc phân nhóm thuốc giãn mạch nội biên và thuốc hoạt hóa não có thành phần gồm cinnarizine và tá dược vừa đủ một viên. Stugeron có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh có nguồn gốc từ tuần hoàn não như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ, mất tập trung, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút do làm việc căng thẳng, stress. Thuốc còn điều trị các chứng bệnh như chuột về đêm, loét dinh dưỡng, rối loạn dinh dưỡng, lạnh hoặc xanh tím đầu chi, chứng đi khập khiễng cách hồi,… Ngoài ra, khi bạn đến các quầy thuốc để mua thuốc chống say tàu xe, cũng sẽ được tư vấn uống loại thuốc Stugeron này.
Liều lượng sử dụng
Những thông tin dưới đây là liều dùng thông thường và mang tính chất tham khảo vì thế để yên tâm khi sử dụng thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Người lớn có liều dùng thông thường thuốc Stugeron như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn bị rối loạn tuần hoàn não, rối loạn thăng bằng
Bạn uống 1 viên thuốc, 3 lần mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi
Bạn uống 2 đến 3 viên thuốc, 3 lần mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn để phòng say tàu xe
Bạn uống 1 viên thuốc, 30 phút trước khi khởi hành, lặp lại mỗi 6 giờ. Tối đa 9 viên mỗi ngày.
Trẻ em có liều dùng thông thường thuốc Stugeron như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ em để phòng ngừa say tàu xe, máy bay
Đối với thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng liều tương tự như người lớn.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, bạn cho trẻ uống nửa liều người lớn, tối đa 9 viên mỗi ngày.
Tác dụng phụ
Các tác dụng mà bệnh nhân có thể gặp khi dùng thuốc?
Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng dưới đây thì hãy đến ngay cơ sở y tế và dừng sử dụng thuốc.
Các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng bao gồm:
· Rối loạn vận động;
· Tăng cân.
· Khô miệng;
· Nhức đầu;
· Rối loạn tiêu hóa;
· Mệt mỏi;
· Mất phối hợp;
· Buồn ngủ;
· Lời nói suy yếu;
· Trầm cảm;
· Lú lẫn;
· Phát ban;
· Tăng nhạy cảm với ánh sáng;
· Ra mồ hôi;
Những tác dụng phụ này bạn có thể gặp phải hoặc không tùy vào cơ thể vì thế nếu cơ thể bạn có biểu hiện khác thường nào cần liên hệ ngay tới bác sĩ để điều trị.
Tương tác thuốc Stugeron
Bởi vì thuốc Stugeron có thể làm thay đổi hay khả năng hấp thụ, làm gia tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc khác. Các thuốc tương tác như: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng; thuốc trị tăng huyết áp; thuốc ức chế thần kinh; Atropine;… Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu về các loại thuốc tương tác với thuốc Stugeron để tránh gây nên tình trạng tương tác thuốc.
Hãy viết ra tất cả loại thuốc mà bạn sẽ và đang sử dụng thông do bạn mua ngoài hiệu thuốc, thuốc do bác sĩ kê, thuốc thực phẩm chức năng, thảo dược. Đưa cho bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cách sử dụng cụ thể, an toàn nhất.
Với cách làm này bạn sẽ đảm bảo được sức khỏe cho bạn, con bạn. Không được tùy ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.
Cần tránh những thực phẩm, đồ uống tương tác với thuốc, tránh gây ra những hậu quả không đáng có. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ những đồ ăn, thức uống không được ăn khi uống thuốc nhé.
Cách bảo quản thuốc Stugeron
Bảo quản thuốc là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết mà bạn cần quan tâm và tìm hiểu. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Với thuốc Stugeron bạn nên bảo quản ở nhiệt độ thích hợp dưới 30 độ c, khô ráo, tránh ẩm và tránh ánh nắng. Hãy đọc kỹ cách bảo quản sản phẩm trên bản hướng dẫn sử dụng. Hãy để thuốc tránh xa trẻ em, thú cưng.