
Một số thông tin liên lạc về viện Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
- Website: pasteurhcm.gov.vn
- Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 38230352
- Email: pasteur@pasteurhcm.gov.vn
- Hotline tư vấn tiêm phòng ngừa: 0281080
- Hotline tư vấn và thông báo các phản ứng sau khi tiêm vắc – xin: 0123167167
- Hotline về các trung tâm đào tạo: 02838206485
- Hotline về xét nghiệm máu – xét nghiệm HIV/ADIS: 02838297308
- Hotline đăng ký ngoại kiểm vi sinh: 02838206856
Thời gian làm việc của Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
Tùy thuộc vào từng khoa mà Viện có thời gian làm việc khác nhau. Cụ thể như sau:
Thời gian làm việc của khoa tiêm phòng ngừa và khoa khám bệnh
Từ thứ 2 đến thứ 6 làm việc trong khung giờ:
- Buổi sáng từ 7h00 – 11h00
- Buổi chiều từ 13h00 – 17h00
- Riêng khoa đo điện tim và khoa siêu âm chỉ làm việc đến 16h00 vào buổi chiều
Ngày thứ 7, Viện làm việc trong khung giờ:
- Buổi sáng từ 7h00 – 11h00
- Buổi chiều từ 13h00 – 16h00
- Riêng khoa đo điện tim và khoa siêu âm chỉ làm việc vào buổi sáng
Ngày chủ nhật, Viện chỉ làm việc trong buổi sáng trong khung giờ:
- Từ 7h00 – 11h00 (Chỉ thực hiện tiêm phòng ngừa)
- Buổi chiều không làm việc
Thời gian làm việc của khoa xét nghiệm
Từ thứ 2 đến thứ 6, Viện làm việc trong khung giờ sau:
- Buổi sáng từ 7h00 – 11h00
- Buổi chiều từ 13h00 – 17h00
- Riêng các khoa xét nghiệm máu, thực phẩm và nước chỉ làm việc đến 16h00 buổi chiều
Ngày thứ 7, Viện làm việc trong khung giờ:
- Buổi sáng từ 7h00 – 11h00
- Buổi chiều làm việc từ 13h00 – 16h00
- Riêng buổi chiều chỉ trả kết quả xét nghiệm buổi sáng, không thực hiện xét nghiệm
Ngày chủ nhật, Viện không làm việc.
Sơ đồ hệ thống y tế dự phòng
Trong hệ thống y tế dự phòng cả nước, Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh vinh danh được xếp hàng ngũ khá cao trong hệ thống, tương đương với bệnh viện trung ương trong cục quản lý khám chữa bệnh của bộ y tế:
Sơ đồ tổ chức của bệnh viện
Các khoa chuyên môn
- Khoa kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh
- Khoa xét nghiệm sinh học lâm sàng
- Khoa kiểm định vắc – xin và sinh phẩm y tế
- Khoa vi sinh miễn dịch
- Khoa sản xuất vắc – xin và sinh phẩm
- Khoa côn trùng và động vật y học
Các trung tâm của Viện
- Trung tâm đào tạo
- Trung tâm thử nghiệm lâm sàng
- Trung tâm kiểm định hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị phòng xét nghiệm
Các phòng chức năng
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng tài chính – kế toán
- Phòng vật tư và thiết bị y tế
- Phòng hành chính quản trị
Các dịch vụ của Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
Xét nghiệm bệnh phẩm
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm, Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện các xét nghiệm bệnh phẩm sau:
Nuôi cấy, định danh thực hiện kháng sinh đồ
- Phân, nước tiểu
- Mẫu tai – mũi – họng
- Dịch âm đạo, niệu đạo
- Dịch não tủy và các loại dịch trong cơ thể
- Cấy tinh trùng, cấy máu
- Soi trực tiếp
- Thử nghiệm máu trong phân
Nuôi cấy, định danh vi khuẩn lao
- Soi nhuộm tìm vi khuẩn BK
- Cấy tìm vi khuẩn BK trong tất cả các bệnh phẩm
Nuôi cấy , định danh vi nấm trong các bệnh phẩm
- Ký sinh trùng trong phân
- Ký sinh trùng trong máu như Fasciola hepatica, Echinococcus, Toxocara cani, Schistosoma,...
Xét nghiệm các bệnh liên quan đến đường tình dục
- Xét nghiệm thử nghiệm Chlamydia
- Xét nghiệm để cấy tìm Mycoplasma
Xét nghiệm nhằm kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn trong phòng mổ
- Tiến hành kiểm tra các dụng cụ mổ, kiểm tra phết tay
- Kiểm tra các phòng mổ có thể tích trên và dưới 60 m3
Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm để tìm ký sinh trùng có trong vật nuôi
- Xét nghiệm nhằm mục đích nuôi cấy các bệnh phẩm có trong thú nuôi
- Xét nghiệm để tìm các vi khuẩn tồn tại trong dịch não,...
Xét nghiệm y sinh học
Bệnh viện đã trang bị hệ thống Labo hiện đại, đội ngũ cán bộ của bệnh viện không ngừng cập nhật các kiến thức Y khoa để có thể mang đến những dịch vụ tiện ích nhất, chất lượng nhất cho khách hàng. Hiện nay, Viện đã thực hiện hàng nghìn ca xét nghiệm y sinh học khác nhau về sinh hóa, huyết học,...
Xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch – huyết học
Xét nghiệm về huyết học
Viện thực hiện khảo sát các vấn đề về tế bào máu và các bệnh có liên quan đến máu như:
- Các thành phần của máu như tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu,...
- Tiến hành các xét nghiệm về hiện tượng đông máu
- Thực hiện các phản ứng combs bao gồm cả gián tiếp và trực tiếp
- Chuẩn đoán về bệnh tự miễn, bệnh về máu bất thường,...
- Thực hiện xét nghiệm về hồng cầu lưới
- Xét nghiệm kiểm tra ký sinh trùng sốt rét,...
Xét nghiệm về hệ miễn dịch
Xets nghiệm chuẩn đoán các bệnh truyền nhiễm do virus, vi trùng gây nên. Đó là các xét nghiệm như
- Xét nghiệm HBV như AgHBs, AcHBe, AcHBc, AcHBs,...
- Xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh liên quan đến tuyến giáp như FT4, FT4, T3, T4,...
- Xét nghiệm về CMV, Herpes, ToxoPlasmos, Rubella,...
Xét nghiệm sinh hóa
Gồm có các loại xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm để chuẩn đoán, kiểm tra và tiến hành theo dõi về căn bệnh tiểu đường
- Xét nghiệm chuyển hóa mỡ nhằm tác dụng đánh giá nguy cơ mắc một số căn bệnh tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, máu miễn mỡ,...
- Các xét nghiệm như ALT, GGT, AST,... để đánh giá chức năng của gan
- Xét nghiệm Bilirubin gồm có trực tiếp và gián tiếp,...
- Các xét nghiệm để đánh giá chức năng của thận như creatinin, tổng phân,...
- Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của người khám như xét nghiệm Triglycerides,...
Xét nghiệm về HIV/ADIS và xét nghiệm về sinh học phân tử
- Thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu, đánh giá lượng virus của bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, bệnh HIV/ADIS,..
- Tiến hành hoạt động giám sát các dịch tế nhiễm virus HIV/ADIS tại khu vực miền Nam....
Khám bệnh
Bệnh nhân đến khám bệnh tại Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ được sử dụng các dịch vụ sau:
- Được tư vấn về tình trạng sức khỏe, về bệnh tật,...
- Hướng dẫn tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh như xét nghiệm y sinh học,...
- Giải thích về tình trạng sức khỏe sau khi tiến hành các chuẩn đoán cận lâm sàng
- Khám bệnh, điều trị và tái khám các bệnh lý
Tiêm phòng ngừa
Một số bệnh lý cần phải tiêm phòng ngừa:
- Bệnh bạch cầu
- Bệnh ung thử cổ tử cung
- Sởi
- Viêm gan siêu vi A, B
- Ho gà
- Uốn ván
- Bệnh dại
- Bệnh cúm
- Viêm não Nhật bản
- Qua bị
- Bại liệt
- Thủy đậu
- Bênh rubella
- Viêm màng túi não,...
Quy trình đi tiêm phòng ngừa tại Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
Bước 1: Đến quầy tư vấn, nhận phiếu phát lịch tiêm và điền đầy đủ thông tin vào. Sau đó, trả lại phiếu cho nhân viên để lấy số thứ tự khám.
Bước 2: Ngồi trước phòng khám để chờ tới lượt vào khám. Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn bạn cần phải tiêm loại thuốc nào.
Trong một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Sau khi nhận được kết quả, bạn mang kết qua quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ phân tích và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Bước 3: Sau khi đã khám xong và đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ viết tên thuốc vào phiếu tiêm phòng của bệnh nhân.
Người bệnh mang theo phiếu tiêm đến quầy thu tiền để đóng tiền, lấy biên lại xác nhận đã thanh toán rồi di chuyển đến phòng tiêm.
Khi đến phòng tiêm, bạn xếp hàng chờ đến lượt thì vào tiêm. Xong khi hoàn thành xong, bạn nên đợi khoảng 30 phút để theo dõi, nếu không có điểm gì khác thường thì có thể về. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng lạ, hãy thông báo ngay với nhân viên của bệnh viện.
Bảng giá
Bảng giá một số loại vắc xin
- Vắc xin phòng bệnh uốn ván: 60.000 VNĐ/ liều
- Vắc – xin huyết thành phòng bệnh uốn ván: 100.000 VNĐ/ liều
- Vắc – xin phòng ngừa bệnh thương hàn: 160.000 VNĐ/ liều
- Vắc – xin phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, bại liệt: 320.000 VNĐ/ liều
- Vắc – xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: 750.000 VNĐ/ liều
- Vắc – xin ngừa bệnh viêm màng não Nhật Bản B: 40.000 VNĐ/ liều (dành cho trẻ dưới 3 tuổi)
Chi phí dịch vụ khi đi xét nghiệm
Một vài lưu ý khi đi tiêm phòng tại Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh
- Do số lượng người bệnh đến khám và tiến hành xét nghiệm tại viện rất đông, vì thế bạn nên đi sớm để được khám và tiêm phòng nhanh chóng
- Nếu như đưa trẻ đi tiêm, người lớn nên giữ chặt bé trong lúc tiêm bởi thông thưởng trẻ rất sợ tiêm
- Nếu bạn đưa trẻ tới để nhắc lịch tiêm thì nên đi đúng theo thời gian hẹn trong giấy hẹn để không mất thời gian chờ đợi bác sĩ
- Lưu ý, cho dù là người lớn hay trẻ nhỏ đi tiêm, sau khi tiêm xong, nên chờ khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu không có điểm gì bất thường thì bạn có thể về.