
Giới thiệu sơ lược về bệnh viện
Bệnh viện có website chính thức là: benhvientamthanhanoi.com
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được thành lập từ năm 1963, có tiền thân là Bệnh xá Tinh thần kinh. Bệnh viện luôn cố gắng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bệnh viện đã trải qua nhiều thăng trầm, quá trình phát triển:
- Năm 1967: Bệnh xá được sơ tán đại bộ phận bệnh nhân và hậu cần về xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm do Mỹ tăng cường bắn phá Hà Nội
- Ngày 05/7/1968: Bệnh viện Tinh thần kinh được thành lập với 100 giường bệnh trên cơ sở bệnh xá Tinh thần kinh
- Năm 1973: Bắt đầu giai đoạn củng cố bệnh viện, toàn bộ bệnh nhân và nhân viên được chuyển về Sài Đồng
- Năm 1992: Thành lập và bắt đầu hoạt động các công tác giám định pháp y tâm thần, khoa pháp y tâm thần và tổ chức giám định pháp y tâm thần Hà Nội
- Năm 1994 – 1995: Bệnh viện phối hợp với Trường THYT Hà Nội mở lớp đào tạo y tá trung học
- Năm 2002: Bệnh viện triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp bệnh viện
- Năm 2003: Cơ sở vật chất của bệnh viện được cải tạo, xây dựng trên toàn bệnh viện ảnh hưởng lớn đến cộng tác sử dụng điều trị
- Ngày 16/7/2009: Bệnh viện tâm thần Hà Nội cơ cấu tổ chức lại các vị trí, chức vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của bệnh viện
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, bệnh viện cũng đạt được một số thành tựu nhất định:
- Năm 1983: Bệnh viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
- Ngày 16/7/2009: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được xếp vào một trong những bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố
- Năm 2010: Bộ y tế, UBND thành phố và Sở y tế đầu tư cho bệnh viện một số trang thiết bị hiện đại hơn: Máy chụp cộng hưởng từ, Điện não Video, Máy định lượng nồng độ thuốc trong máu,…
- Ngày 12/7/2010: Bệnh viện đã thành lập 3 khoa mới: khoa khám bệnh; khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa xét nghiệm
- Năm 2003: Bệnh viện được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Đồng hành với sự phát triển của bệnh viện là đội ngũ các y bác sĩ luôn tâm huyết, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao. Các bác sĩ không ngừng học hỏi từ các bệnh viện khác ở trong nước và nước ngoài để nâng cao thêm hiểu biết và nghiên cứu ra nhiều phương phức khám – chữa bệnh mới phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh viện cũng liên kết hợp tác với các trường đại học như đại học Y Hà Nội để đào tạo thêm kĩ năng, trình độ các y bác sĩ tương lai hoặc tạo môi trường để các bạn sinh viên có cơ hội học hỏi nhiều hơn, thực tế hơn.
Cùng với sự phát triển đó, không thể thiếu được các trang thiết bị hiện đại, hiện nay bệnh viện cũng đa và đang áp dụng nhiều cung cụ khám – chữa bệnh tiên tiến:
- Máy X-quang cả sóng
- Hệ thống xét nghiệm huyết học
- Hệ thống xét nghiệm sinh học
- Máy điện não vi tính
- Máy siêu âm màu
- Điện não video
- Máy chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Máy đo lưu huyết não
- Hệ thống siêu âm Doppler xuyên sọ
- Máy kích thích từ xuyên sọ giúp điều trị các rối loạn tâm thần
Một số chuyên khoa tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có một số phòng và chuyên khoa cụ thể như sau:
Các phòng nghiệp vụ
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Điều dưỡng
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Vật tư thiết bị y tế
Các khoa lâm sàng
- Khoa điều trị BN cấp và bán cấp nữ (Khoa A)
- Khoa điều trị BN cấp và bán cấp nam (Khoa B)
- Khoa điều trị BN mãn tính nam (Khoa C)
- Khoa phục hồi chức năng (Khoa E)
- Khoa điều trị tâm thàn người cao tuổi (Khoa G)
- Khoa diều trị lạm dụng chất và các loạn thần thực thể (Khoa H)
- Khoa điều trị BN Nhi (Khoa Nhi)
Các khoa không giường bệnh
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Dược
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng
Thời gian khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có thời gian làm việc cụ thể như sau:
+ Thứ Hai - Thứ Sáu
+ Khám 08 giờ - 17 giờ
+ Cấp cứu: 24/24
Nếu có bất kì thắc mắc gì về thời gian khám cũng như các thông tin khác của bệnh viện, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại của bệnh viện
Bảng giá khám và dịch vụ tham khảo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Khám bệnh hạng I
- Bệnh nhân có bảo hiểm y tế: 39.000 đồng
- Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế: 17.000 đồng
Giường bệnh nội khoa hạng I
- Bệnh nhân có bảo hiểm y tế: 199.100 đồng
- Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế: 54.000 đồng
Một số dịch vụ cụ thể khác
Bệnh nhân không có thẻ BHYT
- Thực hiện siêu âm tim và cấp cứu tại giường: 150.000 đồng
- Thực hiện bóp bóng Ambu qua mặt nạ: 200.000 đồng
- Vận động trị liệu hô hấp: 10.000 đồng
- Đặt canuyn mũi hầu và miệng hầu: 30.000 đồng
- Thực hiện soi đáy mắt cấp cứu: 18.000 đồng
- Thực hiện xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường (một lần): 18.000 đồng
- Ghi điện não thường quy: 40.000 đồng
- ….
Bệnh nhân có thẻ BHYT
- Thực hiện siêu âm tim và cấp cứu tại giường: 211.000 đồng
- Thực hiện bóp bóng Ambu qua mặt nạ: 203.000 đồng
- Vận động trị liệu hô hấp: 29.000 đồng
- Đặt canuyn mũi hầu và miệng hầu: 30.000 đồng
- Thực hiện soi đáy mắt cấp cứu: 49.600 đồng
- Thực hiện xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường (một lần): 23.300 đồng
- Ghi điện não thường quy: 69.600 đồng
- ….
Hướng dẫn chỉ đường đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là một trong những bệnh viện hạng I và nghiên cứu điều trị về các bệnh liên quan tới tâm lý lớn tại Hà Nội. Vì vậy, mỗi ngày bệnh viên đều đón nhận nhiều ca, bệnh nhân tới khám. Vậy nên, để thuậ tiện hơn trong quá trình đi khám bệnh, mỗi người nên trang bị cho mình một số kiến thức đi đường qua bệnh viện.
Với những bạn ở trong thành phố thì việc đi lại có thể sẽ dễ dàng hơn bằng cách sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô. Tuy nhiên, đối với các bạn ở ngoại tỉnh xa thành phố thì sau khi đi xe khách tới các bến xe lớn thì bạn có thể bắt xe ôm hoặc taxi tới bệnh viện. Tùy thuộc vào quãng đường tới bệnh viện là xa hay ngắn mà bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn trong việc thuê xe. Vì vậy, dưới đây hoibacsi sẽ đưa ra một vài gợi ý về các tuyến bus đi qua hoặc dừng gần bệnh viện:
- Từ bến xe Mỹ Đình tới bệnh viện:
+ Bạn có thể bắt 2 tuyến xe bus như:xe số 34 – 11, 09B – 52A, 09B – 11,..
- Từ bến xe Giáp Bát tới bệnh viện:
+ Bắt một tuyến bus: xe số 03B, 106
+ Bắt 2 tuyếnxe bus: 03B – 52A, 08B – 52A, 08A – 52A,..
- Từ bến xe Gia Lâm tới bệnh viện:
+ Bạn có thể bắt xe bus tuyến số: 11, 100
+ Bạn có thể bắt 2 tuyến xe bus: 15 – 11, 48 – 11, 42 – 11, 10A -11,..
Quy trình khám tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Khi tới bệnh viện khám, bạn cần làm theo một số bước sau đây:
- Bước 1: Bệnh nhân đến mua sổ và đăng ký khám bệnh tại quầy tiếp đón.
- Bước 2: Sau khi điền đầy đủ thông tin để đăng ký khám bệnh, bệnh nhân đến quầy thu ngân đóng chi phí khám bệnh
- Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám, kết hợp cùng với điều dưỡng thực hiện đo mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ…
- Bước 4: Theo hướng dẫn của điều dưỡng, bệnh nhân vào phòng khám chuyên khoa
- Bước 5: Khám lâm sàng và nhận chỉ định từ bác sĩ
- Bước 6: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng:
+ Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
+ Mua thuốc tại quầy dược và ra về
- Bước 7: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa, bạn cần:
+ Bệnh nhân đóng chi phí tại quầy thu ngân.
+ Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp với kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sinh học, xét nghiệm hóa sinh, điện não, siêu âm, chụp X-quang…
- Bước 8: Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
- Bước 9: Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp và kê đơn thuốc (nếu có)
- Bước 10: Nếu không có chỉ định nhập viện từ bác sĩ chuyên khoa:
+ Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám
+ Mua thuốc tại quầy dược và ra về
- Bước 11: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ chuyên khoa:
+ Bệnh nhân di chuyển đến khoa điều trị theo sự hướng dẫn của điều dưỡng
+ Người bệnh làm thủ tục nhập viện.
Một số lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
- Người thân nên mua thuốc cho bệnh nhân tại quầy thuốc của bệnh viện vì có thể loại thuốc đó không được bán rộng rãi ngoài thị trường
- Nếu phải làm một số xét nghiệm thì người bệnh không nên ăn sáng để nhận được kết quả xét nghiệm tốt nhất
- Khi đi khám, người thân nên chuẩn bị mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân cần thiết của người bệnh như: chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế,.. để phục vụ trong quá trình làm thủ tục khám chữa bệnh