
Giới thiệu về bệnh viện Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện có website chính thức là bvbnd.vn.
Là một cơ sở y tế toàn tại khá lâu đời, bệnh viện có hơn 150 năm xây dựng và phát triển:
- Vào năm 1862, một số người hảo tâm Việt Nam giàu có đã góp của cải để tiến hành xây dựng bệnh viện với cái tên là bệnh viện Chợ Quán
- Trong giai đoạn từ năm 1862 – 1975, đối tượng tiếp nhận của bệnh viện là các bệnh nhân bị hoa liễu và những người tù bị bệnh
- Từ năm 1976 – 1904, bệnh viện được xây dựng và mở rộng quy mô hơn. Lúc đó, ngoài 110 giường bệnh cho các tù nhân, bệnh viện còn bổ sung thêm hơn 20 giường bệnh cho các bệnh nhân bị hoa liễu và bổ sung thêm 6 phòng bệnh chuyên về phẫu thuật, truyền nhiễm và phòng sinh nở
- Năm 1901, bệnh viện là cơ sở đầu tiên cả nước mở lớp nam y tá
- Giai đoạn từ 1904 – 1907, bệnh viện đã mở thêm khhu điều trị bệnh tâm thần và trở thành một trung tâm huấn luyện y khoa
- Năm 1908, bệnh viện ngưng các công tác liên quan đến huấn luyện, đào tạo và trở thành đơn vị y tế điều trị chuyên khoa về truyền nhiễm, tâm thần và bệnh phong
- Từ năm 1954 – 1957, bệnh viện được chuyên giao gần như toàn bộ, khoang 2/3 cơ sở vật chất để trở thành nơi điều trị bệnh lao cho các binh lính. Lúc này, bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Ngô Quyền
- Năm 1957, bệnh viện được trao trả về tay của nhân dân và lấy tên ban đầu. Hoạt động y tế lúc này của bệnh viện là tập trung điều trị các bệnh truyền nhiễm, tâm thần, bệnh phong và tiếp nhận các sinh viên tới huấn luyện.
- Cuối năm 1972, nhờ sự trợ giúp của Hàn Quốc, bệnh viện được đầu tư xây dựng, mở rộng hơn về quy mô và hoàn thành vào cuối năm 1973. Đầu năm 1974, sau khi khánh thành cơ sở, bệnh viện đổi tên thành bệnh viện Y khoa Hàn – Việt
Từ sau năm 1975 là giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động ổn định và phát triển:
- Ngày 1/5/1975, bệnh viện được Ban Y tế xã hội Miền Nam quản lý, đổi tên thành bệnh viện Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh
- Từ giai đoạn 1975 – 1988, hai chuyên khoa của bệnh viện là điều trị tâm thần là điều trị bệnh phong của bệnh viện được chuyên chở về hai cơ cơ sở y tế khác bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa và bệnh viện Da Liễu thành phố
- Tháng 8/1979, hoạt động chủ yếu của bệnh viện là điều trị các chuyên khoa về truyền nhiễm, phòng chống dịch và huấn luyện đào tạo chuyên khoa
- Tháng 9/ 1989, bệnh viện được đổi tên thành Trung tâm Nhiệt Đới trực thuộc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ngày 19/8/2000, bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện hạng I về điều trị các bệnh truyền nhiễm của khu vực phía Nam. Bệnh viện là nơi hôi tụ nhiều giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ giỏi, giàu kình nghiệm trong lĩnh vực truyền nhiễm. Không chỉ vậy, bệnh viện còn trang bị nhiều trang thiết bị, kỹ thuật y tế hiện đại để phục vụ cho hoạt động khám bệnh.
Thời gian làm việc của bệnh viện
Khoa khám bệnh
- Đối với khoa cấp cứu: Làm việc 24/24
- Khoa khám bệnh: Làm việc từ thứ 2 – thứ 6 trong khoảng thời gian từ 7h30 – 16h00
- Khoa tiêm ngừa: Hoạt động 24/24
Khám bệnh theo yêu cầu
- Khám nội nhi: Từ 7h30 – 20h (Thứ 2 – thứ 6)
- Khám chuyên khoa gan: Từ 6h30 – 16h30 (Thứ 2 – thứ 6) và từ 7h30 – 11h30 (Thứ bảy và chủ nhật)
- Khám ký sinh trùng: 6h30 – 16h00 (Từ thứ 2 – thứ 6)
- Khám nhiễm đặc biệt: 7h30 – 11h30 (Thứ 2 – Thứ 6)
Các chuyên khoa của bệnh viện
Khối khám bệnh
Khoa khám bệnh
- Tiếp nhận các bệnh nhân khám điều trị ngoại trú và các trường hợp cấp cứu ban đầu
- Khám và tiến hành điều trị ngoại trú cho bệnh liên quan đến Nội – Nhi – Nhiễm và tiến hành chủng ngừa, tiêm ngừa căn bệnh truyền nhiễm
- Điều trị các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp với buồng cách lý an toàn như bệnh viên phổi do virus,... Hỗ trợ tư vấn về bệnh HIV/ADIS
Khoa khám bệnh theo yêu cầu
Thực hiện khám bệnh, điều trị và tư vấn về căn bệnh nhiễm trùng vùng nhiệt đới như viêm gan siêu vi, sốt xuất huyết, HIV/ADIS, tay chân miệng,... ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Khối cấp cứu – hồi sức tích cực – chống độc (CC – HSTC – CĐ)
Khoa cấp cứu
Tiếp nhận tất cả các trường hợp cấp cứu.
Khoa CC – HSTC – CĐ trẻ em
- Điều trị - chăm sóc cho các bệnh nhi mắc bệnh lý trong giai đoạn nặng, cần phải có phương pháp điều trị tích cực như sốt xuất huyết, sốt rét ác tính, cúm, bạch cầu biến chứng, uốn ván...
- Tiến hành điều trị - cách ly
Khoa CC – HSTC – CĐ ở người lớn
Tiến hành khám bệnh và điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh uốn ván nặng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng, HIV/ADIS, các dịch cúm (não bạch mô, cúm gia cầm,...).
Khối nhiễm
- Khối nhiễm A
- Khối nhiễm B
- Khối nhiễm C
- Khối nhiễm Việt – Anh
Khối cận lâm sàng
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa dinh dưỡng
- Khoa xét nghiệm
- Khoa dược
Khối nội
- Nội A
- Nội B
Khối Nhi
- Khoa Nhi A
- Khoa Nhi B
- Khoa Nhi C
- Khoa Nhi D
Quy trình khám bệnh tại bệnh viện
Quy trình khám bệnh thường
Bước 1: Tại quầy chăm sóc khách hàng
- Lấy số thứ tự khám
- Điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký
Bước 2: Quầy tiếp nhận
- Nộp phiếu đăng ký, làm thủ tục khám bệnh
- Đóng tiền
- Nhận số thứ tự và số phòng khám
Bước 3: Ở phòng khám
- Ngồi chờ bên ngoài
- Đợi tới lượt thì vào khám
Bước 4: Nếu bác sĩ không chỉ định khám cận lâm sàng thì nhận lấy toa thuốc từ bác sĩ rồi ra về.
Bước 5: Bác sĩ chỉ định khám cận lâm sàng
Đối tượng không có bảo hiểm
- Mang theo giấy yêu cầu đến phòng thu tiền để thanh toán tiền khám
- Mang theo phiếu chứng nhận đóng tiền đến phòng khám được chỉ định và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ
- Quay lại phòng khám sau khi đã nhận được kết quả để bác sĩ phân tích và đưa ra kết luận
Đối tượng có bảo hiểm y tế
- Đến phòng thanh toán, mang kèm theo giấy yêu cầu khám cận lâm sàng, bảo hiểm y tế để làm thủ tục và đóng tiền
- Mang theo phiếu thu tiền đến phòng khám được chỉ định và làm theo hướng dẫn của bác sĩ
- Sau khi nhận được kết quả, mang theo kết quả trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận
Quy trình khám chuyên khoa ký sinh trùng
Bước 1: Tiếp nhận thông tin
- Tại quầy K1: Lấy số thứ tự, đăng ký khám bệnh
- Tại quầy K3: Đóng phí khám bệnh
- Khi đến phòng khám thì nộp sổ vào rổ
Bước 2: Tiến hành đo sinh hiệu
Bệnh nhân ngồi chờ tới lượt mình thì vào phòng khám.
Đối tượng được chỉ định khám cận lâm sàng
- Đóng tiền xét nghiệm tại quầy tiếp nhận K3
- Thực hiện các xét nghiệm: Lấy máu hay lấy nước tiểu,... Tại phòng 21 và thực hiện siêu âm, xét nghiệm, chụp CT, điện tim,... tại tầng 1 của khu nhà 5 lầu
- Sau khi khám xong đợi lấy kết quả và quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận
Đối tượng không phải khám cận lâm sàng
- Lấy đơn thuốc từ bác sĩ
Bước 4: Mua thuốc
Đến khoa Dược tại quầy số 4 để nộp sổ và nhận thuốc.
Quy trình khám chuyên khoa gan
Bước 1: Tiếp nhận thông tin
Đối tượng không có bảo hiểm y tế
- Lấy số thứ tự, đăng ký khám bệnh tại số số 1
- Trả lại số và đóng tiền khám bệnh tại ô số 3
- Trả sổ khám mới tại ô số 2
- Khi đến phòng khám, bệnh nhân nộp sổ vào rổ
Đối tượng có bảo hiểm y tế
- Lấy số thứ tự, đăng ký khám bệnh tại số số 3C
- Trước 8h30 phải nhập máy: Phòng khám bệnh
- Sau 8h30: Phải nhập vào máy ô 3C
- Khi đến phòng khám, bệnh nhân nộp sổ vào rổ
Bước 2: Tiến hành đo sinh hiệu
Bệnh nhân ngồi chờ tới lượt mình thì vào phòng khám.
Đối tượng được chỉ định khám cận lâm sàng
- Đóng tiền xét nghiệm tại quầy tiếp nhận ô số 5A
- Thực hiện các xét nghiệm: Lấy máu hay lấy nước tiểu,... Tại phòng 08 và thực hiện siêu âm, xét nghiệm, chụp CT, điện tim,... tại tầng 1 của khu nhà 5 lầu
- Sau khi khám xong đợi lấy kết quả (tại quầy D hoặc phòng số 13) và quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận
Đối tượng không phải khám cận lâm sàng
- Lấy đơn thuốc từ bác sĩ
- Bước 4: Mua thuốc
- Đến khoa Dược tại quầy số 4 để nộp sổ và nhận thuốc.
Đặt lịch khám bệnh
Trong trường hợp bệnh nhân đến khám theo yêu cầu không lấy được số thứ tự hoặc muốn đặt lịch khám có thể liên hệ đến số điện thoại (028) 1080 để được hỗ trợ.
Tới ngày hẹn khám, bệnh nhân chỉ cần đến trước giờ khám khoảng 15 – 30 phút để làm thủ tục khám bệnh.