
Giới thiệu về bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ bệnh viện
Hiện tại, bệnh viện đang có 3 cơ sở và 1 phòng khám tại 3 quận khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh. Cụ thể như sau:
Cơ sở 1
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
- Điện thoại: (84.28) 3855 4269
- Website: bvdaihoc.com.vn
Cơ sở số 2
- Địa chỉ: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Điện thoại: (84.28) 3955 5548
- Website: bvdaihoccoso2.com.vn
Cơ sở số 3
- Địa chỉ: Số 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Điện thoại: (84.28) 3845 1889
- Website: bvdaihoccoso3.com.vn
Phòng khám bệnh viện Đại Học Y Dược 1
- Địa chỉ: Số 20 – 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Điện thoại: 1800 6023
- Website: umcclinic.com.vn
Tuy bệnh viện có 3 cơ sở nằm ở 3 vị trí khác nhau, song hầu như các cơ sở đều được trang bị đầy đủ thiết bị vật chất hiện đại, cơ sở hạ tầng được xây dựng lớn và đặc biệt đều tập trung nhiều bác sĩ giỏi.
Tổng quan về bệnh viện
Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1994. Trải qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã không ngừng nỗ lực để trở thành một địa chỉ y tế khám chữa bệnh uy tín cho nhân dân trong và ngoài khu vực. Dưới đây là một số mốc lịch sử quan trọng của bệnh viện:
- Năm 1994, bệnh viện cho ra đời phòng khám đa khoa có giường lưu
- Năm 2000, phòng khám không ngừng lớn mạnh, phát triển thành bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
- Năm 2006, bệnh viện khởi công xây dựng toàn nhà 15 tầng
- Năm 2013, toàn nhà chính thức đi vào hoạt động
Quá trình khởi công và đưa vào hoạt động của toàn nhà 15 tầng đã đáp ứng một số lượng lớn các bệnh nhân có nhu cầu đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện. Hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa phòng của bệnh viện đều được thiết kế theo chuẩn quốc tế, xây dựng khang trang, sạch sẽ, an ninh tốt giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị tại bệnh viện.
Hiện tại, với 3 cơ sở, bệnh viện có khoảng hơn 1000 giường nội trú, 120 bàn khám bệnh, 100 giáo sư và phó giáo sư, 3300 cán bộ, viên chức của bệnh viện. Theo như thống kê, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 2 triệu lượt khám bệnh ngoại trú, 55000 lượt khám bệnh nội trú và thực hiện thành công hơn 30 nghìn ca phẫu thuật.
Thời gian làm việc của bệnh viện
Tại 3 cơ sở
- Bệnh viện làm việc từ thứ 2 – thứ 6 trong khoảng thời gian từ 5h00 – 16h30
- Ngày thứ bảy bệnh viện làm việc từ 5h00 – 11h30
- Ngày chủ nhật, bệnh viện nghỉ
Tại phòng khám
- Làm việc từ thứ 2 – thứ 6 trong khoảng thời gian từ 7h30 – 16h30
- Ngày thứ bảy làm việc từ 7h30 – 12h00
Các chuyên khoa của bệnh viện
Các khoa lâm sàng
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Nội Tổng hợp
- Khoa Nội Tim mạch
- Khoa Thần kinh
- Khoa Tai - Mũi - Họng
- Khoa Phụ sản
- Khoa Tiêu hóa
- Khoa Hô hấp
- Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt - Răng Hàm Mặt
- Khoa Lồng ngực - Mạch máu
- Khoa Mắt
- Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ
- Khoa Phẫu thuật tim mạch
- Khoa Vật lý trị liệu
- Khoa Ngoại Tiêu hóa
- Khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy
- Khoa Hậu môn - Trực tràng
- Khoa Gây mê - Hồi sức
- Khoa Hồi sức tích cực
- Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ
- Khoa Tiết niệu
- Khoa Ngoại Thần kinh
- Khoa Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Hóa trị Ung thư
- Khoa Nội thận - thận nhân tạo
- Khoa Nội Cơ Xương Khớp
- Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da
Khoa cận lâm sàng
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Thăm dò chức năng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Dinh dưỡng - Tiết Chế
- Khoa Nội soi
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Dược
- Khoa Vi sinh
- Khoa Y học hạt nhân
Các trung tâm
- Huấn luyện Phẫu thuật Nội soi
- Tim mạch
- Điều trị vết thương
- Chăm sóc hô hấp
- Đào tạo và chẩn đoán Y sinh học phân tử
Quy trình khám bệnh của bệnh viện
Đối với các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
Bước 1: Tại quầy hướng dẫn của bệnh viện
Bệnh nhân đến quầy, điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh, lý do khám bệnh và lấy số thứ tự rồi đi đến bàn tiếp nhận thông tin.
Bước 2: Đến quầy tiếp nhận thông tin
Người bệnh chờ đến lượt trên bảng thông báo điện tử hiển thị số thứ tự của mình thì đến và đóng tiền khám bệnh.
Bước 3: Di chuyển đến phòng khám bệnh
Người bệnh nộp số thứ tự vào các phòng khám chuyên khoa, chờ đến lượt mình thì vào khám.
Bước 4: Thực hiện khám cận lâm sàng
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi khám cận lâm sàng, có thể là tiến hành xét nghiệm, siêu âm, thăm dò chức năng, chụp x – quang,...
Bước 5: Trở về phòng khám ban đầu
Sau khi thăm khám xong và có kết quả, người bệnh mang kết quả quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.
Bước 6: Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc, người bệnh đến quầy thuốc để mua thuốc và trở về.
Đối tượng có bảo hiểm y tế
Bước 1: Tại quầy hướng dẫn
Người bệnh đến quầy hướng dẫn để đăng ký khám bệnh, điền đầy đủ các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, giấy chuyển tuyến, thẻ bảo hiểm y tế vào phiếu ghi thông tin.
Bước 2: Chuẩn bị một số giấy tờ
Người bệnh cần phải chuẩn bị bản chính và bản photo của một số loại giấy tờ sau đây:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Chứng minh thư hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh
- Giấy chuyển tuyến (đối với bệnh nhân khám lần đầu) và giấy hẹn tái khám (đối với bệnh nhân đến tái khám)
Bước 3: Tại quầy đăng ký khám bệnh
Tại đây, người bệnh đến đăng ký khám bệnh được và xác nhận thông tin hưởng bảo hiểm y tế trên phần mềm của bệnh viện tại quầy đăng ký khám bệnh:
- Xuất trình các loại giấy tờ được chuẩn bị ở bước 2
- Ký bản cam kết đồng chi trả
- Đóng tiền viện phí và nhận số thứ tự khám bệnh
Bước 4: Tại các phòng khám chuyên khoa
Bệnh nhân di chuyển tới phòng khám chuyên khoa, chờ tới lượt thì vào khám bệnh.
Bước 5: THực hiện khám cận lâm sàng (nếu có chỉ định của bác sĩ)
Trước khi thực hiện khám cận lâm sàng, bệnh nhân cần phải thanh toán khoản chi phí chênh lệch. Sau khi nhận được kết quả, người bệnh mang kết quả trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ phân tích và đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.
Bước 6: Sau khi xem xét, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Bệnh nhân nhận lấy đơn thuốc và quay lại tầng 1 của khu A để nhân viên kế toán:
- Đóng dấu đơn thuốc
- Photo toa thuốc
- Người bệnh nhận lại thể bảo hiểm
Bước 7: Lấy thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện và trở về.
Cách đặt lịch khám qua app của bệnh viện
Hiện tại, bệnh viện đã phát triển một App đặt lịch khám online có tên là UMC mang đến rất nhiều tiện ích cho người khám bệnh:
- Chủ động đặt lịch nhanh chóng
- Không cần phải tốn quá nhiều thời gian để chờ đợi tới lượt khám
- Có thể thay đổi và cập nhật lịch khám bệnh nhanh chóng
- Giúp bạn đặt lịch nhắc nhở việc uống thuốc
- Giao diện dễ sử dụng
- Cách thanh toán nhanh chóng, tiện ích
- Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe của bạn
Hướng dẫn cách đặt lịch khám
Bước 1: Tải app UMC về máy
Ứng dụng được hỗ trợ trên app store của Iphone và Google play dành cho Android.
Tùy vào dòng máy điện thoại bạn đang sử dụng để tải về.
Bước 2: Đăng ký tài khoản trên app UMC – Đăng ký khám bệnh online.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản và tiến hành đặt lịch khám theo hướng dẫn. Thông tin đặt lịch gồm có: Ngày khám, lựa chọn bác sĩ thăm khám, giờ khám bệnh và chuyên khoa khám bệnh.
Bước 4: Sau khi đặt lịch thành công, bạn chỉ cần chờ đến ngày hẹn là tới bệnh viện để thăm khám bệnh.
Một vài lưu ý khi đặt lịch online
- Thời gian đăng ký trong khoảng từ 30 ngày đến 16h30 trước ngày hẹn khám bệnh
- Khách hàng có thể đăng ký khám bệnh một chuyên khoa hoặc nhiều chuyên khoa, hẹn lịch khám lần đầu hoặc tới tái khám
- Khách hàng phải chịu phí khi đăng ký trực tuyến: Phí khám bệnh và các phí tiện ích như (thông báo lịch hẹn, phí thông báo giáo dịch trên tài khoản thẻ, nhắc nhở lịch khám, hủy lịch,...
- Thanh toán bằng phương thức trừ vào tài khoản thẻ (thẻ khách hàng đăng ký khám bệnh trực tuyến tại bệnh viện, thẻ ATM nội địa đã được kích hoạt đăng ký trực tuyến, thẻ thánh toán quốc tế
- Phiếu đăng ký khám bệnh sẽ được gửi sau khi khách hàng đăng ký thành công, có thể qua email hoặc qua SMS
- Người bệnh nên có mặt khoảng 30 phút trước khi khám
Chi phí khám bệnh
Dưới đây là bảng chi phí khám bệnh một số dịch vụ của bệnh viện mà người bệnh có thể tham khảo: