
Giới thiệu về bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng có website chính thức là dananghospital.org.vn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viện
Bệnh viện được thành lập khá lâu đời, gắn với mốc lịch sử quan trọng của nước ta – đó là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược:
- Vào năm 1945, bệnh viện được thành lập với cái tên là Hospital de Danang. Cơ ở lúc bấy giờ của bệnh viện đặt tại đường Hùng Vương, nay chính là trường cao đẳng Y Tế TW 2
- Sau đó, bệnh viện lần lượt mang nhiều cái tên khác như: Hôspital Indigène de Danang, bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm y tế toàn khoa Đà Nẵng
- Đến năm 1965, bệnh viện được di dời đến địa chỉ như hiện nay
- Năm 1970, với sự trợ giúp của tổ chức Malteser, bệnh viện đã phát triển thêm nhiều giường bệnh mới, khoảng hơn 1000 giường bệnh
- Vào năm 1975, bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Đà Nẵng, trực thuộc Sở Y Tế của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
- Đến năm 1997, khi Đà Nẵng được tách riêng thành thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế tỉnh Đà Nẵng
- Năm 2003, bệnh viện chính thức trở thành bệnh viện đa khoa hạng nhất
Quy mô và cơ sở hạ tầng của bệnh viện
Về quy mô: Hiện nay, bệnh viện đang có 1010 giường bệnh điều trị nội trú với hơn 1200 cán bộ - nhân viên y tế. Bệnh viện tập trung nhiều bác sĩ giỏi có chuyên môn, trình độ tay nghề cao với hơn 31 Thạc sĩ và các bác sĩ chuyên khoa I và 204 Thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa II. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 2000 lượt bệnh nhân tới khám bệnh và chữa trị. Với số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều, bệnh viện đang không ngừng cố gắng, cải thiện để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của nhân dân.
Về cơ sở vật chất: Với sự đầu tư của Ủy ban nhân dân, của các tổ chức từ thiện và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ nhân viên, bệnh viện đã và đang xây dựng để trở thành một bệnh viện hiện đại, khang trang, mang lại sự thoải mái nhất cho bệnh nhân.
Về kỹ thuật y tế
Bệnh viện đã tiến hành đầu tư, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình khám bệnh. Không những thế, bệnh viện rất chú trọng tới công tác đào tạo, trao đổi cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các y – bác sĩ.
Dưới đây là một vài kỹ thuật y tế hiện đại của bệnh viện:
- Phẫu thuật đục thể thủy tin bằng phương pháp Phaco hay phẫu thuật tật khúc xạ bằng phương pháp Laser Excimer
- Phương pháp “điều trị vô sinh”
- Nội soi can thiệp chích sơ, cầm máu,..
- Mổ nội soi các chuyên ngành như sản phụ khoa, ngoại tiêu hóa, tai – mũi họng,... và rất nhiều các kỹ thuật hiện đại khác
Thời gian làm việc của bệnh viện
Bệnh viện làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6:
- Buổi sáng: Từ 7h30 – 11h30
- Buổi chiều: Từ 13h00 – 16h30
Các chuyên khoa của bệnh viện
Các khoa lâm sàng
- Khoa ngoại Thần Kinh
- Khoa ngoại Chấn thương
- Khoa ngoại Lồng ngực
- Khoa phẫu thuật - Can thiệp tim mạch
- Khoa ngoại tiêu hóa
- Khoa ngoại tiết niệu
- Khoa nội tim mạch
- Khoa nội Tiêu hóa - Gan mật
- Khoa nội hô hấp
- Khoa nội thận - Nội tiết
- Khoa nội thần kinh - cơ xương khớp - truyền máu
- Khoa hồi sức tích cực chống độc
- Khoa gây mê hồi Sức
- Khoa ung bướu
- Khoa tai mũi họng
- Khoa răng hàm mặt
- Khoa ngoại bỏng
- Khoa ngoại tổng hợp
- Khoa nội tổng hợp
- Khoa y học nhiệt đới
- Khoa y học hạt nhân
- Khoa phục hồi chức năng
- Khoa đông Y
- Khoa phụ sản
- Khoa thận nhân tạo
- Khoa Mắt
- Khoa khám bệnh
- Lão khoa
- Khoa dinh dưỡng
Các khoa cận lâm sàng
- Khoa sinh hóa
- Khoa huyết học – truyền máu
- Khoa giải phẫu bệnh
- Khoa vi sinh
- Khoa thăm dò chức năng
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh
- Khoa kiểm soát khuẩn
- Khoa dược
Các phòng ban chính
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng quản lý chất lượng
- Phòng chỉ đạo tuyến
- Phòng điều dưỡng
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng hành chính quản trị
- Phòng vật tư thiết bị y tế
- Phòng công nghệ thông tin
- Phòng công tác xã hội
Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Bước 1: Tại quầy tiếp đón
Bệnh nhân có bảo hiểm y tế
- Nhận số thứ tự khám bệnh
- Điền đầy đủ thông tin vào phiếu khám bệnh
- Xuất trình thẻ bảo hiểm + giấy tờ cá nhân để nhân viên bệnh viện làm thủ tục
- Thanh toán tiền khám bệnh và trả lại thẻ bảo hiểm cho người bệnh
- Nhân viên bảo hiểm sẽ đưa số phòng khám cho bệnh nhân
Đối tượng không có bảo hiểm y tế
- Nhận số thứ tự khám bệnh
- Điền đầy đủ thông tin vào phiếu khám bệnh
- Thanh toán tiền khám bệnh
- Nhận thông tin phòng khám
Bước 2: Tại phòng khám
Sau khi có thông tin về phòng khám, bệnh nhân di chuyển đến phòng khám. Ngồi ở hàng ghế chờ bên ngoài cho đến lượt thì vào thăm khám. Quá trình thăm khám thông thường gồm có:
- Khám bệnh
- Chỉ định khám lâm sàng (nếu cần thiết)
- Tư vấn điều trị bệnh
- Chỉ định nhập viện hoặc chuyển viện (Tùy theo yêu cầu bệnh lý của bệnh nhân)
Các bệnh nhân nếu như không được chỉ định khám cận lâm sàng sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị và kê đơn thuốc.
Bước 3: Trường hợp chỉ định khám cận lâm sàng
Bệnh nhân được chỉ định khám cận lâm sàng cần phải lưu ý một số điều sau:
- Sau khi nhận được chỉ định, đến quầy thanh toán để thanh toán chi phí trước khi tiến hành. Chú ý, đối với các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm cần phải đưa thẻ bảo hiểm cho nhân viên để được hưởng phúc lợi
- Sau đó, bệnh nhân cầm theo hóa đơn đã thanh toán tới phòng khám được chỉ định và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
- Khi đã có kết quả, bệnh nhân mang theo kết quả tới phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận
Bước 4: Lấy thuốc
- Bệnh nhân cần phải thanh toán tiền thuốc trước
- Sau đó, cầm theo hóa đơn thanh toán và đơn thuốc tới quầy dược để lấy thuốc
- Chú ý, bệnh nhân nên kiểm tra kỹ thông tin thuốc trước khi ra về
- Riêng đối với các bệnh nhân được chỉ định nhập viện sẽ được nhân viên của bệnh viện hướng dẫn chi tiết quy trình và các thủ tục cần thiết khi nhập viện
Hướng dẫn đặt lịch khám bệnh trực tuyến
Nhằm tiết thời gia cũng như mang lại dịch vụ tiện ích cho khách hàng, từ ngày 24/4/2018, bệnh viện đã tiến hành triển khai dịch vụ đăng ký lịch khám trực tuyến cho các bệnh nhân. Bệnh nhân thực hiện đăng ký trực tuyến cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Thông tin điền theo mẫu đăng ký phải đầy đủ và chính xác
- Sau khi đã đăng ký trực tuyến thành công, đến ngày hẹn, bệnh nhân đến bệnh viện, vào trực tiếp quầy số 1 hoặc bàn hướng dẫn để đăng ký lịch khám
- Để cho cán bộ y tế xác nhận bạn đã đăng ký trực tuyến, người hẹn có thể in hoặc mở phiếu đăng ký giờ hẹn điện tử hoặc mở tin nhắn SMS để xác thực thông tin
- Ngày hẹn khám chỉ được hẹn trước trong khoảng 2 tuần
- Tại chỗ ghi thời gian chọn, nếu ô hiển thị màu xanh tức là đã có lịch hẹn, bạn phải lựa chọn thời gian khác
- Người hẹn không được đặt lịch hẹn chữa bệnh vào các ngày lễ, tết
Cách thực hiện như sau
Bước 1: Nhập thông tin đăng ký khám bệnh
Đăng nhập vào hệ thống trên website của bệnh viện và thực hiện nhập đầy đủ các thông tin sau:
- Họ và tên
- Ngày sinh
- Số điện thoại
- Chọn ngày hẹn
- Chọn thời gian hẹn (giờ hẹn khám bệnh)
- Lựa chọn số người hẹn đến khám bệnh
- Nhập nội dung yêu cầu khám bệnh
- Xác nhận an ninh
Sau khi đã điền đầy đủ và chính xác, người hẹn ấn nút “GỬI ĐĂNG KÝ” là được.
Bước 2: Xác nhận thông tin
Sau khi đã đăng ký thành công, nhân viên chăm sóc khách hàng của bệnh viện sẽ gửi một tin nhắn thông báo bạn đã đặt lịch hẹn thành công. Cùng với đó là
một phiếu hẹn giờ đến khám bệnh theo đúng thông tin bạn đăng ký vào email.
Bước 3: Đến ngày hẹn
Đến ngày hẹn, người bệnh nên đến trước từ 15 phút – 30 phút để hoàn thành một số thủ tục trước khi khám. Người bệnh có thể xuất trình phiếu in hẹn giờ từ email hoặc mở tin nhắn SMS để chứng thực thông tin.
Sau khi đã xác nhận thành công, nhân viên bệnh viện sẽ nhanh chóng làm thủ tục cho bạn.
Chú ý, người bệnh có thể gọi điện đến số điện thoại 0236.1022 để được hỗ trợ tư vấn hẹn giờ.
Bảng giá dịch vụ khi khám bệnh tại bệnh viện
Chi phí khám bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng luôn tuân theo quy định của Sở Y Tế, do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đi khám bệnh tại bệnh viện. Dưới đây là chi phí của một vài dịch vụ tại bệnh viện là bạn có thể tham khảo:
- Chi phí khám bệnh: 39.000 VNĐ
- Nội soi bàng quang: 906.000 VNĐ
- Siêu âm các khớp, hoặc phần mềm: 49.000 VNĐ
- Chọc dịch vùng tủy sống: 100.000 VNĐ
- Soi trực tràng: 179.000 VNĐ
- Cắt chỉ khâu da: 30.000 VNĐ