Rò luân nhĩ là gì?
Bệnh rõ luân nhĩ xuất hiện một lỗ nhỏ hay hố nhỏ trên da, thông thường sẽ xuất hiện ở vị trí vành tai trên, chỗ sụn củ vành tai giáp gần với mặt. Lỗ rò này có thể xuất hiện ở một bên tai hay cả hai tại. Đây là một khuyết tật bẩm sinh rất phổ biến, hãy liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh.
Triệu chứng của bệnh rò luân nhĩ
Đây là một dị tật bẩm sinh và thông thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai nhi. Biểu hiện của dị tật này là xuất hiện một lỗ nhỏ ở phía trước vành tai rồi đi sâu vào trong để bám vào màng sụn. Trong long của đường rò sẽ có một ốn được lát biểu mô và có khả năng chế tiết dịch. Sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và ung mang thứ hai sẽ hình thành nên rò luân nhĩ.
Hiện tại thì căn bệnh rò luân nhĩ gần như chưa được nhiều phụ huynh quan tâm đúng mức và bỏ qua những triệu chứng bệnh nư: ngứa, sưng, lỗ rò bị rỉ dịch, …
Đôi khi có trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau, lỗ rò bị viêm và sưng đỏ tạo nên một ổ áp xe ở ngay tại vị trí của lỗ rò và lan ra các vị trí khác phía sau của tai.
Với trẻ em trong những trường hợp bị viêm nhiễm sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Khi tình trạng viêm nhiễm đã được chấm dứt sẽ dùng phương pháp phẫu thuật để lấy đường rò bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán và điều trị thế nào?
Chẩn đoán bệnh rò luân nhĩ
Do lỗ rò luân nhĩ khá nhỏ ở tai nên sẽ không được nhiều phụ huynh chú ý nhiều khi mới sinh. Nếu như phát hiện ở bên tai có một lỗ nhỏ hay đến gặp bác sĩ tai mũi họng để khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất. bác sĩ sẽ tiến hành những đánh giá thích hợp hố rò và những rủi ro liên quan:
- Loại trừ những hội chứng di truyền khác gây ra những các bất thường ở đầu và mặt, các hội chứng gây ra những bất thường nghiệm trọng nhiều hơn với tai, như tai gập hay không đối xứng hoặc thính giác bị mất. Đôi khi các bất thường có thể không rõ rệt nhưng bác sĩ sẽ nhận ra.
- Kiểm tra những lỗ rò luân nhĩ trên tai của trẻ em sau đó tiến hành tìm những dầu hiệu nhiễm trùng hay u nang.
- Tiến hành chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hay CT với đô tương phản. Ở trường hợp mà hố rò luân nhĩ không xuất hiện ở vị trí điển hình như bên dưới ống tai thì có thể sẽ có dấu hiệu thường xuyên bị sưng. Phân biệt giữa áp xe và u nang bằng hình ảnh.
- Để loại trừ hội chứng Brancho- Oto-Renal bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thận với những trẻ em có hồ rò và u nang nhánh.
- Nếu như hố rò liên quan đến những biến dạng khác của tai ngoài thì cần tiến hành làm thính lực đồ. Với những hố rò đơn thuần thì không cần thiết phải xét nghiệm thính lực. Với những trẻ em bị dị dạng tai ngoài đi kèm với hố rò thì được khuyến cáo xác nhận thính giác.
Phương pháp điều trị rò luân nhĩ
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị rò luân nhĩ tuy nhiên thì quá trình điều trị bệnh cũng có thể thay đổi tủy theo những nhóm yếu tố phức tạp khác. Phương pháp phẫu thuật là cần thiết với những đường rò luân nhi dài và xoắn.
Nếu như lỗ rò luân nhĩ không bị nhiễm trùng thì không cần tiến hành những biện pháp xử lý. Ngược lại nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ và sưng thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị.
Cần tiến hành chọc và hút dịch từ các ổ áp xe, nếu như sử dụng thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ không có hiệu quả. Nếu như không sử dụng được kim hút với áp xe thì cần rạch và thoát mủ.
Để nhiễm trùng không còn tái phát thì cần cắt bỏ toàn bộ đường rò rỉ để điều trị triệt để. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sau khi gây mê toàn thân, ca phẫu thuật có thể kéo dài trong một giờ. Thông thường chỉ sau khi hiện tượng viêm và nhiễm trùng không còn nữa thì bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
Rò luân nhĩ là bệnh bẩm sinh vì vậy biện pháp phòng ngừa chính đó là ngăn ngừa các viêm nhiễm quanh vùng rò bằng cách thường xuyên vệ sinh vùng mang tai và lỗ rò bằng nước sạch và không nên dùng tay để năng hay bóp lỗ rò. Tốt nhất nếu như phát hiện rò luân nhĩ hãy đến gặp bác sĩ sớm để được chữa trị nhanh chóng và dứt điểm.